Trong cuộc sống, chúng ta liên tục chạy theo cái này, đeo bám cái kia, nhưng những gì mới thực sự đem lại giá trị lợi ích cho chúng ta?
Ngày đăng: 08-03-2021
882 lượt xem
Để hiểu rõ như thế nào là trí tuệ, chúng ta sẽ xem xét cả 2 khía cạnh đối lập là như thế nào là thiếu trí tuệ, và như thế nào là có trí tuệ.
Chúng ta không tập trung vào bản thân mình để nhận ra các khía cạnh cuộc sống của bản thân mình đang như thế nào, mình đang cần những gì, mình đang muốn những gì ngay tại phút giây này, và mình sẽ cần những gì, sẽ muốn những gì trong tương lai sắp tới, mà chỉ lo tập trung quan tâm tới người khác để hết tâng bốc thì chuyển sang chê bai quá đáng, rồi bắt đầu chỉ trích người này, phê phán người kia, gây khó khăn cho người này, làm hại người nọ. Khi chúng ta đã thực hiện những việc này, thì dù chúng ta có được 1 ít lợi, hay được nhiều lợi trước mắt, hay chúng ta không đạt được chút lợi ích nào, hoặc chúng ta bị thiệt hại, mất mát, đau đớn theo những hành động này thì chúng ta cũng đều sẽ bị thiệt hại lớn về lâu dài. Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta không tập trung vào bản thân mình để làm những điều đem lại giá trị cho bản thân mình mà đi lo tám chuyện, nói những chuyện vô nghĩa không đem lại lợi ích gì, hay chúng ta nói những chuyện với mong muốn khiến người khác phải đau lòng, khổ sở, mất mặt, đau đớn, hay chúng ta cứ đi nói láo, làm chứng gian, che dấu, nói quá sự thật về việc này, việc kia, hay chúng ta nghe chuyện chỗ này, lại đi nói chỗ khác để chia rẽ người ta. Những việc này sẽ khiến chúng ta bị thiệt hại lớn về lâu dài. Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta không tập trung vào sự học hỏi, tư duy và hành động để đạt được lợi ích chính đáng cho bản thân mình, mà lại muốn hành động để chiếm đoạt các giá trị lợi ích của người khác như gian lận tiền bạc, cung cấp không đầy đủ giá trị lợi ích đã cam kết cho khách hàng, đối tác, hay nhân viên gian lận thời gian làm việc của công ty, hay người chủ bóc lột sức lao động của nhân viên, người làm công, hay gian lận không trả đủ tiền lương, tiền công cho nhân viên, người làm công, hay trộm cắp, trộm cướp, cưỡng đoạt, lừa đảo. Những việc này sẽ khiến chúng ta bị thiệt hại lớn về lâu dài. Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta ham muốn quan hệ nam nữ trong khi không được sự đồng ý của đối tác, hoặc chúng ta thực hiện việc cưỡng ép quan hệ nam nữ trong khi không được sự đồng ý của đối tác, hoặc chúng ta vi phạm quy định 1 vợ 1 chồng của pháp luật. Những việc này sẽ khiến chúng ta bị thiệt hại lớn về lâu dài. Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta không giữ cho tâm trí và bản thân mình trong sự tỉnh táo, sáng suốt, ý thức, mà lại đi sử dụng các chất kích thích gây nghiện có hại như rượu bia, ma túy các loại, khiến cho tâm trí mình thường xuyên trôi vào các ảo tưởng để hưởng sự sung sướng nhất thời, nhưng sẽ gây ra các tác hại cho chính mình ngay tại thời điểm đó và/hoặc trong lâu dài. Sự gây hại là do bản thân chúng ta không thể kiểm soát được các suy nghĩ và hành động của mình gây ra. Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta muốn có cái này, muốn có cái kia nhưng không dám nỗ lực học hỏi và hành động để đạt được, hoặc chúng ta không thể học hỏi và hành động được 1 cách phù hợp để đạt được, hoặc không thể kiểm soát bản thân, điều chỉnh bản thân cho phù hợp để có thể đạt được. Hoặc chúng ta chỉ biết than thân trách phận vì mình không được như người ta, không có những thứ mình muốn như người ta. Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta không chủ động làm chủ các cảm xúc, mà để bản thân mình bị trôi theo các cung bậc cảm xúc khác nhau. Các cảm xúc tích cực và tiêu cực đều là mù quáng, nên đưa chúng ta vào các tư duy, suy nghĩ ảo tưởng không đúng, không phù hợp với sự thật của các sự vật, không đúng, không phù hợp với diễn biến của các sự việc trong thực tế, nên các tính toán, quyết định và hành động của chúng ta thường xuyên bị sai lầm, gây hại, hoặc không đem lại giá trị. Cảm xúc tích cực và tiêu cực càng cao, chúng ta càng hưởng thụ nhiều cảm xúc thì trí tuệ của chúng ta càng trở nên thấp kém. Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta thường xuyên phải chịu sự đau đớn, đau khổ, sợ hãi, lo lắng, bất an, hoặc làm gì cũng thấy sợ, sợ sai, sợ bị trừng phạt, sợ bị mất mát 1 hoặc nhiều giá trị đang có, sợ bị cướp, bị trộm, bị lừa gạt, sợ bị đau đớn, sợ bị đánh, sợ bị té đau, sợ khi làm được rồi thì không nhận được giá trị lợi ích, sợ người ta biết sự thật về bản thân mình, sợ bị người ta coi thường, sợ bị mất mặt, sợ xấu hổ, sợ thấy mình thấp kém hơn người ta, sợ người ta hơn mình, sợ bị người ta nói xấu, sợ bị người ta chỉ trích… Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta không biết tính toán 1 cách trọn vẹn giá trị cho các khía cạnh cuộc sống của bản thân mình mà cứ chạy theo, theo đuổi 1 vài giá trị nào đó tới một mức có được nó với số lượng rất lớn, tới mức dư thừa, nhưng chúng ta vẫn thấy mình đau khổ, khổ sở, bất an, thiếu thốn. Lúc đó chúng ta bắt đầu nhận thấy mình đang dư thừa những giá trị này, nhưng lại thiếu thốn những giá trị khác nên làm cho mình bị đau khổ thường xuyên. Ví dụ dư thừa tiền bạc nhưng thường xuyên đau bệnh và căng thẳng, bất an 1 cách nặng nề, hay bị thiếu thốn tình cảm nên ham muốn, khao khát tình cảm 1 cách mãnh liệt.... Đây cũng là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta muốn có cái này, cái kia như quyền lực, hoặc tiền bạc, hoặc tình cảm, nhưng khi có ở mức độ đủ rồi thì không chịu dừng lại mà cứ muốn thêm nữa tới mức quá lớn, trở nên dư thừa, rồi dần dần nó trở thành gánh nặng trói buộc khiến chúng ta thấy sợ hãi, nặng nề, mệt mỏi với nó, nhưng không dám thoát ra khỏi nó, hoặc không tìm được cách thoát ra khỏi nó vì chúng ta sợ mất nó, để rồi cứ bị nó thống trị, ép buộc chúng ta phải tiếp tục làm, tiếp tục suy nghĩ theo vòng xoáy của nó. Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Chúng ta không thường xuyên và liên tục nâng tầm trí tuệ của chúng ta bằng cách liên tục học hỏi, liên tục tư duy và thực hành những việc có giá trị giúp nâng tầm trí tuệ của chúng ta. Đây là 1 dạng thiếu trí tuệ.
Do trí tuệ là sự tuân thủ và chấp nhận sự thật, nên chúng ta sẽ không bao giờ phải lo lắng, bất an vì sợ bị người ta phát hiện ra những gì mà mình cố che dấu. Sẽ không có xấu che, tốt khoe, không có nói xạo, kể cả đó là lời nói dối vô hại (vì lời nói dối có thể vô hại tại thời điểm này, nhưng theo tiến trình tiếp diễn sau đó của các sự việc thì nó có thể trở nên gây hại bất cứ lúc nào).
Có trí tuệ là làm chủ được bản thân mình, làm chủ cuộc sống của mình, không bị lệ thuộc bất cứ ai, không là nô lệ cho ai hay nô lệ cho bất cứ cái gì. Khi muốn hoặc cần làm gì thì tự suy xét rồi quyết định, thực hiện 1 cách tự nhiên. Trong khi thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn xảy tới thì tự tư duy, tìm cách khắc phục để đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời tự chịu trách nhiệm cho các việc làm của mình, tự chịu trách nhiệm cho bản thân của mình, và tự chủ nhận lấy tất cả những giá trị lợi ích đạt được mà không cần phải nhìn sắc mặt của ai, kể cả các sắc mặt ngưỡng mộ hay ganh tị của người khác.
Có trí tuệ là luôn biết rõ mình muốn gì nên hoàn toàn chủ động tư duy, cân nhắc, tính toán và hành động để đạt được những điều mình muốn hoàn toàn chủ động và không hề cảm thấy khó chịu khi thất bại, cũng không tức giận, bực bội khi kết quả tới chậm hay thấp hơn kỳ vọng, cũng không hề cảm thấy sung sướng khi kết quả tới nhanh hay vượt quá mong đợi.
Luôn quan sát để biết nhưng không tập trung chú ý tới sự ngưỡng mộ của người khác dành cho mình khi mình có thành tích. Vì khi đã tập trung chú ý thì chúng ta sẽ cảm thấy thích, tự hào, hãnh diện, hay kiêu ngạo trước họ, và đây tất cả đều là các cảm xúc tích cực. Khi chúng ta đã quan tâm thích thú các cảm xúc tích cực này thì chúng ta sẽ trở nên bị lệ thuộc vào sắc mặt của người khác. Kết quả là chúng ta sẽ cảm thấy đau khổ, khó chịu, nặng nề, hoặc bối rối, khó xử, bất an khi họ tỏ ra chê bai, coi khinh chúng ta, hoặc khi họ không còn ngưỡng mộ chúng ta nữa, hay khi có ai đó khác được họ ngưỡng mộ hơn.
Để biết rõ về bản thân mình, biết rõ mình cần gì, muốn gì và những gì có lợi cho bản thân mình thì không thể tự nhiên mà biết được. Chúng ta phải luôn luôn ý thức, tỉnh giác, chú ý quan sát, cảm nhận và tư duy liên tục không ngừng về bản thân mình cùng những thứ liên quan có thể tác động tới bản thân mình mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây 1 cách tỉnh táo, bình tĩnh, bình tâm, không nôn nóng, không bối rối, không bứt rứt, cũng không thích thú, không sung sướng, không phấn khích thì mới có thể biết được. Một điều quan trọng là trong cả quá trình quan sát, cảm nhận, tư duy này chúng ta không được thực hiện bất cứ hành động nào khác, dù đó là các cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực phát sinh trong tâm trí, hay hành động của cơ thể. Chúng ta chỉ hành động khi sự tư duy trong lúc quan sát, cảm nhận quyết định thời điểm hành động và phương thức hành động mà thôi. Do liên tục quan sát, cảm nhận và tư duy về bản thân mình, nên chúng ta sẽ nhận thức được bản thân mình 1 cách rõ ràng, nhận biết được sự thay đổi của chính mình 1 cách nhanh chóng, từ đó chúng ta có thể hành động chính xác khi cần, nên sẽ luôn đạt được các giá trị lợi ích ở mức cao nhất.
Hầu hết tất cả mọi người chúng ta đang ở trên trái đất ngày hôm nay đều đang ở mức trí tuệ rất thấp nên mỗi người chúng ta không thể đòi hỏi mình phải là người có trí tuệ cao được. Tuy nhiên, cái chúng ta có thể làm là luôn luôn nâng tầm, phát triển trí tuệ của chúng ta mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây từ ngày hôm nay cho tới cuối đời này (và sẽ tiếp tục phát triển trí tuệ qua các kiếp sống sau nữa nếu chúng ta đã biết về sự luân hồi kiếp sống liên tục cho tới khi nào chúng ta đạt tới được đích cao nhất của trí tuệ là Chánh trí, Thanh tịnh, Giải thoát).
Nếu chúng ta thấy cách sống, cách nhận thức và cách ra quyết định,và hành động của chúng ta không giúp mình phát triển trí tuệ được thì hãy thay đổi cách sống, cách nhận thức của mình. Nếu chúng ta thấy môi trường hiện tại đang sống, đang làm việc không phù hợp để chúng ta phát triển, nâng tầm trí tuệ của mình thì chúng ta nên thay đổi môi trường. Để thay đổi cách sống hay thay đổi môi trường sống thì chúng ta không nên thực hiện 1 cách bất chợt, ngay lập tức gây bất ngờ cho chính bản thân mình (gây bất ngờ cho người khác không phải là điều quan trọng đáng cân nhắc đầu tiên), mà chúng ta phải có 1 khoảng thời gian nghiên cứu, tự chú ý kiểm tra từng phần một coi cái gì là không phù hợp, không tốt, cái gì chưa đúng cần phải thay đổi rồi mới quyết định và thực hiện sự thay đổi. Để sự thay đổi (nếu có) được tốt, đem lại giá trị thì chúng ta cần lên kế hoạch rõ ràng, liệt kê các phần không phù hợp cụ thể, và cho biết tại sao không phù hợp, và nên thay đổi như thế nào rồi mới bắt tay thực hiện. Trong cả quá trình thay đổi, chúng ta phải luôn luôn kiểm tra coi mình có đang làm tốt không, có gì trong kế hoạch cần điều chỉnh để tốt hơn hay không. Như vậy thì trí tuệ của chúng ta sẽ phát triển.
Để có thể nhận biết được bản thân mình thì phải có kiến thức và kinh nghiệm, trải nghiệm tốt và đúng đắn. Vì khi 1 hiện tượng xảy ra thì nó sẽ tương tự với rất nhiều sự việc có thể nảy sinh, nên nếu chúng ta có kiến thức sai, không tốt, sự hiểu biết không đúng đắn, không đầy đủ, thì chúng ta sẽ tư duy ra các quyết định sai dẫn tới hành động sai lầm và gây hại cho bản thân mình. Hầu hết các kiến thức mà chúng ta học được là có đúng có sai, hoặc có thời điểm phù hợp, có thời điểm không phù hợp, hoặc có kiến thức phù hợp với chúng ta, có kiến thức lại không phù hợp, nên khi áp dụng cần phải có sự kiểm tra, kiểm chứng kết quả liên tục. Sự học hỏi, thực hành và kiểm chứng liên tục sẽ giúp chúng ta nâng tầm trí tuệ của mình.
Phạm Nguyễn Anh Kiệt
~Sự Kỳ Diệu~
Gửi bình luận của bạn