Pháp Thoại Thiền Vipassana 3: Diễn giải Quán Thân trên Ngoại Thân

Đây là Pháp Thoại thứ ba về cách thực hành Thiền Vipassana với quán đủ cả 4 niệm xứ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của Đức Phật Gotama (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni).

Ngày đăng: 08-10-2021

368 lượt xem

 

Clip Pháp Thoại này để đi kèm với clip Thực Hành Thiền Vipassana 3: Quán Thân Trên Ngoại Thân

 

Giải thích về việc quán thân:

Thân tức là cơ thể của chúng ta. Ngoại Thân tức là các bộ phận trên cơ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt như đầu, mặt, mũi, miệng, tai, tay, chân, bụng.... Nội Thân tức là các bộ phận, cơ quan bên trong cơ thể của chúng ta bao gồm các nội tạng, tim, gan, phèo, phổi, thận, lòng, bao tử, máu, mủ....

Ngoại Thân, tức là các bộ phận trên cơ thể thì khác với Thọ. Thọ thì chúng ta không thể trực tiếp làm cho thọ tự nổi lên hay biến mất được. Nhưng các bộ phận trên ngoại thân, tức là các bộ phận bên ngoài cơ thể, thì đa số là chúng ta là người quyết định nó phải di chuyển như thế này hoặc như thế kia, hoặc đứng yên, không di chuyển gì.
Trong khi quán, chúng ta được yêu cầu là chỉ quan sát và nhận biết đúng như sự thật thực tế về vị trí, tư thế và sự chuyển động của các bộ phận của cơ thể chúng ta mà thôi, quan sát với tâm quân bình, không yêu thích, không ghét bỏ, cũng không phản ứng, không làm gì khác. Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ không điều khiển các bộ phận cơ thể của chúng ta nữa, rồi cứ để nó cứ tự nhiên vận hành. Không phải như vậy. Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ không điều khiển cơ thể của chúng ta nữa nha các bạn.

Mà chúng ta cần xác định rõ như thế này: Các bộ phận cơ thể của chúng ta muốn vận hành thì phải do chính chúng ta điều khiển, hoặc là các bộ phận được điều khiển bởi ý thức của chúng ta, hoặc là các bộ phận được điều khiển bởi vô thức của chúng ta. Chức năng điều khiển sự hoạt động của các bộ phận cơ thể của chúng ta khác với chức năng quan sát, nhận biết. Và 2 chức năng này hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, dù cả 2 đều được chi phối, điều khiển bởi cùng 1 tâm trí của chúng ta. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự phối hợp của 2 chức năng này như thế nào ở phần phía sau của bài pháp thoại này luôn nha.

 

Kỹ thuật thực hành nâng cao của quán thân trên ngoại thân:

Các clip hướng dẫn thực hành thiền luôn là hướng dẫn phần cơ bản cho người mới bắt đầu, hoặc là cho những người đã bị quên cách thực hành sau 1 khoảng thời gian bị gián đoạn, còn phần hướng dẫn kỹ thuật thực hành nâng cao thì luôn được nói ở trong phần Pháp Thoại. Cho nên, sau khi đã thuộc lòng cách thực hành cơ bản, hoặc khi đã thực hành phần cơ bản được thuần thục thì chúng ta không cần phải mở clip này trong khi thực hành nữa, mà sẽ thực hành hoàn toàn không có âm thanh hướng dẫn, cũng không có nhạc, cũng không có bất kỳ âm thanh nào hỗ trợ.

Việc không mở clip hướng dẫn căn bản sẽ giúp chúng ta chủ động thực hành quán nhanh hay quán chậm khác nhau ở những lần thiền khác nhau. Hoặc ở lần thiền này chúng ta sẽ tập trung vào những phần này, lần thiền khác chúng ta sẽ tập trung vào phần khác, hoặc mới cách đây mấy phút thì chúng ta đã tập trung vào các phần này, còn bây giờ chúng ta nhận thấy nên tập trung vào các phần nọ hoặc phần kia thì tốt hơn. Những khi chúng ta cảm thấy quán cái gì sẽ đem lại giá trị tốt nhất cho bản thân mình ở thời điểm đó, thì chúng ta có thể tự quyết định và hành động theo cảm nhận và đánh giá chủ động của mình. Không có việc mọi lúc đều phải thiền giống nhau nha các bạn. Cũng không có việc mình phải thiền giống người khác, vì mỗi người là khác nhau. Thiền Vipassana là thiền tuệ, tức là nâng tầm trí tuệ, tức là nâng tầm năng lực quan sát, đánh giá và ra quyết định của chúng ta, nên càng về sau, chúng ta sẽ càng chủ động những gì mình sẽ thực hành, dĩ nhiên là phải đi kèm với sự kiểm chứng liên tục nha các bạn, không được làm 1 cách mù quáng nha. Bên cạnh đó, Thiền Vipassana thì có rất nhiều cái để quán, và mỗi cái quán sẽ cho chúng ta những giá trị lợi ích khác nhau, nên chúng ta sẽ lần này quán cái này, lần khác quán cái khác, tùy theo những giá trị lợi ích mà chúng ta muốn ưu tiên đạt được ở mỗi thời điểm.

Việc không có âm thanh nào hỗ trợ trong khi thiền cũng không phải là điều bắt buộc, mà chỉ là điều nên làm thôi, vì như vậy sẽ giúp chúng ta phát triển trong sự thanh tịnh và trí tuệ được tốt hơn. Tuy nhiên, trong hành thiền lâu dài, có thể có những khoảng thời gian nào đó mà chúng ta cần âm thanh hỗ trợ thì mới tập trung được tốt thì cứ sử dụng âm thanh hỗ trợ. Âm thanh hỗ trợ có thể là bất cứ gì, có thể là nhạc bolero, nhạc nhẹ, nhạc dance, nó có thể là một bài nói chuyện, nó có thể là 1 đoạn phim, 1 cuốn phim.... nó có thể là bất cứ cái gì, và không giới hạn ở bất cứ cái gì. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều. Còn với các âm thanh tự nhiên chung quanh chúng ta mà chúng ta không kiểm soát được thì cứ kệ nó, chúng ta đừng gắn sự hành thiền của mình với bất kỳ âm thanh nào là được.

-----------------------

Website:       https://sukydieu.vn
Facebook:    https://www.facebook.com/SuKyDieu.Training

 

Phạm Nguyễn Anh Kiệt
~Sự Kỳ Diệu~


 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha